Tán sỏi ngoài cơ thể ở Đà Nẵng được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh sỏi thận. Đối với sỏi thận có kích thước ≤ 20mm thì tán sỏi ngoài cơ thể là được xem là một trong những phương pháp được lựa chọn hàng đầu.
Sự ra đời của máy tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL – Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy) vào những năm 1980 của thế kỷ XX thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi tiết niệu, nhờ đó mà điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật (PT) chuyển sang sử dụng các PP ít xâm hại mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Hiện nay tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) điều trị cho khoảng 75% các trường hợp sỏi tiết niệu cần can thiệp, tỷ lệ này có thể lên đến 90%-95% trong những năm tiếp theo.
Bệnh viện Đa khoa Gia Đình đã triển khai tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi thận từ những ngày đầu thành lập bệnh viện, đã điều trị được trên 100 trường hợp và cho kết quả điều trị tốt với tai biến, biến chứng thấp, tỷ lệ sạch sỏi sau tán cao.
Đầu tháng 01/2020 bệnh viện lắp đặt mới máy tán sỏi ngoài cơ thể HD ESWL-Vm với hệ thống phát xung kích là điện thủy lực. Máy ứng dụng kỹ thuật tán sỏi bằng năng lượng thấp, sử dụng định vị theo sát hai hướng bằng tia X, là dòng máy tán sỏi tiên tiến.
LỊCH SỬ CỦA MÁY TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Đầu thế kỷ XX, tại phòng thí nghiệm của hãng hàng không vũ trụ Dornier (Đức), các kỹ sư đã phát hiện một loại sóng lan truyền với tốc độ nhanh “sóng xung kích hay sóng cao tần” gây ra bởi các hạt thiên thạch và giọt mưa đập phá lên vỏ máy bay đang chuyển động trên vận tốc âm thanh. Cụm từ TSNCT bằng sóng xung kích (Extracorporeal shock wave lithotripsy – ESWL) được công ty Dornier đặt tên và gọi lần đầu tiên.
Năm 1970, Hoff và Behrendt đã thí nghiệm thấy sóng cao tần phá vỡ sỏi tiết niệu trong cơ thể (in vitro) ở môi trường nước, hai ông báo cáo kết quả thí nghiệm này trước hội vật lý và hội tiết niệu Đức.
Hansler và Ziegler (1972) dùng sóng này để phá sỏi thận, sau khi thận được bộc lộ bằng PT. Và từ năm 1974 người ta bắt đầu phá sỏi thận thực nghiệm trên đông vật (in vivo).
Chaussy (1978) đã chứng minh bằng thực nghiệm thấy một vật rắn đặt trong môi trường nước có thể bị phá vỡ khi bị tác động của loại sóng xung lan truyền trong nước.
Năm 1974 công ty Dornier và khoa PT trường đại học Munich hợp tác, đến năm 1980 đã cho ra đời máy tán sỏi thế hệ thứ 1 đầu tiên tên gọi là HM-1 (Human Model Number one). Đây là máy thế hệ thứ 1, hệ thống định vị sỏi bằng tia X, nước là môi trường truyền sóng.
Máy HM-1 dùng tán sỏi thận cho BN đầu tiên vào ngày 20/02/1980. Từ tháng 2 năm 1980 đến tháng 5 năm 1982 đã tán cho 200 BN. Sau đó các tác giả cải tiến bộ phận định vị và bộ phận phát xung cho ra đời thế hệ thứ 2 vào năm 1982, thế hệ thứ 3 vào năm 1983, thế hệ 4 năm 1990.
TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ Ở ĐÀ NẴNG
CƠ CHẾ CỦA TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Hệ thống điện thủy lực
Nguyên lý: hai điện cực nằm cạnh nhau trong một bình phát sóng, khi đánh lửa giữa 2 điện cực có điện cao áp hàng chục KV trong môi trường nước tạo vụ nổ nhỏ làm tăng thể tích đột ngột và phát ra một loại sóng thủy lực. Các sóng của vụ nổ này lan tỏa theo các hướng khác nhau, nhưng nhờ đáy bình phát sóng được cấu tạo hình elip như gương cầu lõm để hội tụ lại vào tiêu điểm F2 chính là viên sỏi cần tán.
Hệ thống xung điện từ
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chỉ định
Hiện nay, TSNCT đang có xu hướng chỉ định mở rộng, tuy nhiên khi mở rộng chỉ định cần đề phòng nhiều tai biến và biến chứng có thể xay ra trong và sau khi tán sỏi. Khi chỉ định điều trị tán sỏi thận ngoài cơ thể cần căn cứ vào:
Kích thước của sỏi
Sỏi thận kích thước ≤ 20mm. Sỏi niệu quản ≤ 15mm. Những trường hợp sỏi lớn hơn cần cân nhắc cụ thể trong từng trường hợp.
Vị trí sỏi
Sỏi bể thận tán dễ vỡ nhất vì sỏi nằm trong môi trường xung quanh là nước vì nước là môi trường truyền sóng xung tốt nhất. Sỏi niệu quản tán phần trên có nước tiểu dễ vỡ hơn phần dưới.
Sỏi đài trên và đài giữa cho kết quả 75-80% thành công, sỏi đài dưới chỉ cho kết quả 60% vì sỏi khó đào thải qua bể thận hơn.
Thành phần hóa học của sỏi
Những sỏi quá rắn (cystin) hay quá mềm (calculmus) nói chung là tán khó khăn vì không vỡ hay vỡ thì quánh lại với nhau, không đào thải được.
Sỏi Struvite tuy dễ vỡ nhưng dễ gây nhiễm khuẩn niệu vì vi khuẩn nằm trong viên sỏi được giải phóng ra đường niệu, các mảnh sỏi khó đào thải và dễ gây tái phát.
Số lượng sỏi
Tốt nhất là nên tán sỏi chỉ có 1-2 viên, có số lượng sỏi không quá 3 viên.
Tán sỏi sau một số phương pháp điều trị khác
Sót sỏi hay tái phát sau phẫu thuật.
Chống chỉ định
- Mang thai;
- Bệnh lý liên quan đến tim, não, gan, thận, tai biến nghiêm trọng;
- Rối loạn chức năng đông máu hoặc dùng thuốc chống đông máu;
- Bệnh truyền nhiễm;
- Tắt nghẽn đường tiết niệu;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
BIẾN CHỨNG CỦA TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Tổn thương thận cấp tính
– Có thể hạn chế những ảnh hưởng cấp tính lên thận của TSNCT bằng cách sử dụng năng lượng thấp khi tán sỏi.
Tổn thương mô của các cơ quan ngoài thận
Những biến chứng liên quan đến mảnh sỏi sau tán
Những mảnh sỏi vỡ không hoàn toàn sau tán sỏi có thể dẫn đến sỏi tồn dư sau tán, chuỗi sỏi niệu quản và gây tắc nghẽn thận.
Nếu nhiều hơn 2 mảnh sỏi nằm trên niệu quản và dẫn đến tắc nghẽn thận thì được gọi là chuỗi sỏi (steinstrasse). Nguyên nhân dẫn đến chuỗi sỏi thường là do kích thước viên sỏi ban đầu lớn, vì vậy những viên sỏi > 2,5cm đều được khuyến cáo là không phù hợp với TSNCT.
Biến chứng nhiễm khuẩn
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA TSNCT
Kích thước sỏi
Tỷ lệ thành công của TSNCT đối với sỏi < 10mm là khoảng 90%.
Đối với sỏi 10 – 20mm, tỷ lệ thành công là 66%, trong khi sỏi > 20mm xuống còn 47%. Bởi vậy, TSNCT không được khuyến cáo trong lựa chọn điều trị đầu tay đối với sỏi có đường kính >20mm.
Vị trí sỏi
Tỷ lệ sạch sỏi của TSNCT trong những viên sỏi ở vị trí đài thận trên và bể thận cao hơn đáng kể so với sỏi ở đài dưới. Đối với sỏi ở đài trên và đài giữa, tỷ lệ sạch sỏi dao động từ 70 – 90%, so với 50 – 70% trong trường hợp sỏi đài dưới.
Số lượng sỏi
Ở những bệnh nhân có bóng sỏi từ nhỏ đến vừa thì số lượng sỏi quan trọng hơn so với bóng sỏi.
Tỷ lệ thành công đối với sỏi 1 viên là 78,3% trong khi nhiều viên sỏi là 62,8%.
Sự tắc nghẽn
Đối với những thận có tiền sử tắc nghẽn trước đó thì tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị TSNCT thấp hơn do với nhu động thận yếu hơn và qua đó dẫn đến khả năng tống sỏi sau tán thấp hơn so với thận không có tiền sử tắc nghẽn.
Tỷ lệ thành công với thận không tắc nghẽn trước đó và thận tắc nghẽn là 83% và 76% tương ứng.
CHI PHÍ TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Tầm khoảng 2,5 triệu nếu có bảo hiểm y tế, 4 triệu nếu không có bảo hiểm y tế,
THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân nhập viện tán sỏi và xuất viện trong ngày.
Xem thêm cùng chủ đề:
Bs Đặng Phước Đạt
Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
Điện thoại + Zalo: 0919480180