Nội soi bàng quang (cystourethroscopy, Cystoscopy, Bladder Endoscopy) là một thủ thuật khảo sát trực tiếp hình ảnh của niệu đạo (niệu đạo trước và sau), và bàng quang.

Nội soi là dùng phương tiện để tiến gần và xem thấy cơ quan thông qua những lỗ tự nhiên hay nhân tạo trên cơ thể người qua một ống kính.

Bác sĩ tiết niệu cần hiểu biết rõ những thiết bị nội soi dùng trong niệu khoa để có thể dễ dàng chọn lựa khi mua và sử dụng chúng trong lâm sàng và biết các chỉ định chống chỉ định của nội soi bàng quang trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiết niệu.

Từ những năm 1809, Philipp Bozzini đã thực hiện soi trực tiếp tử cung và bàng quang, dần dần về sau những hệ thống nội soi tiết niệu được phát triển thêm. Ban đầu những đèn soi này cồng cềnh và khó dùng dần dần phát triển nhỏ gọn và rất thuận tiện cho phẫu thuật viên niệu khoa.

Máy soi niệu đạo bàng quang cứng và mềm có thể dùng để soi kiểm tra niệu đạo và bàng quang. Ống soi cứng cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, kênh thao tác lớn hơn, dễ điều khiển hơn, tuy nhiên máy soi cứng không khảo sát hết toàn bộ bàng quang. Ngược lại, máy soi mềm có thể nhìn rõ tất cả các nơi ở thành bàng quang.

1. Máy nội soi bàng quang cứng

Thành phần cơ bản của máy soi bàng quang cứng hiện nay gồm: vỏ máy soi (sheath), cầu nối (bright), đầu bịt (obturator), ống kính (telesope), nguồn sáng (light source), dây dẫn nguồn sáng.

Light Guide Cables.jpg
Hình 1: Dây dẫn nguồn sáng.

Kích thước của vỏ máy soi được tính bằng French (Fr), được đo từ đường kính ngoài của vỏ máy soi, tính bằng milimet (1mm = 3Fr). Máy soi bàng quang dành cho trẻ em có kích thước từ 8 đến 12Fr, và 16 đến 25Fr dành cho người lớn.

Storz17FR.jpg
Hình 2: Vỏ máy soi (sheath)

Cầu nối (bright) được gắn vào vỏ máy soi để có kênh đưa nước tưới rửa, kênh đặt ống kính và kênh đưa dụng cụ thao tác.

Endoscope Bridge.gif
Hình 3: Cầu nối (bright)

Đầu bịt (obturator) được gắn vào vỏ máy soi để tạo thành một đầu trơn láng khi đưa vào niệu đạo. Ống kính 0o có thể đưa vào đầu bịt để nhìn trực tiếp đường đi của máy vào niệu đạo.

Visual Obturator.bmp
Hình 4: Đầu bịt (obturator)

Ống kính của máy soi luôn có đường kính 4mm, có 4 góc nhìn khác nhau: 00  (nhìn trực tiếp – nhìn thẳng), 300  (nhìn chéo), 700  (nhìn bên), 1200  (nhìn ngược).

StorzHopkins2Autoclavable30Cysto.jpg
Hình 5: Ống kính (telesope)

Ống kính 00 cho góc nhìn thẳng, dùng để soi niệu đạo, nhưng không thể dùng để soi bàng quang ở nam vì sẽ bỏ sót góc nhìn ở mặt trên và hai bên thành bên bàng quang.

Ở nữ, niệu đạo ngắn và di động dễ nên ống kính 300 thường được sử dụng và đủ để quan sát thấy hết toàn bộ bàng quang.

Ở nam, niệu đạo dài hơn và ít di động ở đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến, nên ống kính 300  thì không  thích hợp và thường dùng ống kính 700. Tuy nhiên ống kính 700 vẫn không thấy được phần trên lỗ niệu đạo trong gọi là “vùng mù” (“blind spot”). Sự thay đổi bệnh học ít khi xảy ra ở vùng này nhưng chúng ta cần phải quan sát hết. Lúc này ống kính 1200 giúp quan sát đầy đủ các thương tổn.

goc nhin.jpg
Hình 6: Góc nhìn của các loại ống kính.
phan mu.jpg
Hình 7: Vùng không thể nhìn thấy được khi dùng ống kính 700 soi bàng quang ở nam.

Tóm lại, ống kính 300 dùng trong các phẫu thuật ở niệu đạo và bàng quang, dùng để soi bàng quang ở nữ và soi niệu đạo ở nam. Ống kính 700 dùng để soi bàng quang ở nam. Ống kính 00 và 1200 giúp nhìn rõ sang thương niệu đạo và “vùng mù” ở nam.

Kết quả hình ảnh cho cystoscopy
Hình 8: Nội soi bàng quang bằng ống soi cứng ở nam
https://cih.com.vn/images/sampledata/parks/DSC00036.JPG
Hình 9: Phòng nội soi bàng quang, tư thế bệnh nhân

2. Máy nội soi bàng quang mềm 

Máy soi niệu đạo bàng quang mềm được dùng như máy soi thận qua da. Thành phần cơ bản gồm: những bó sợi quang học đặt trong một thân mềm để cung cấp ánh sáng và truyền hình ảnh, một kênh 6.4- 7.5 Fr để điều chỉnh nước tưới rửa và đưa dụng cụ thao tác.

Đầu của ống soi có thể điều khiển uốn cong 180- 2200. Kênh thao tác có thể đưa kìm gắp, kìm sinh thiết, cần tán sỏi hoặc rọ.

Gần đây, máy soi thận bàng quang kỹ thuật số cho chất lượng hình ảnh tốt, có thể uốn cong lên hoặc xuống quanh trục, do vậy máy soi này dễ dàng tiếp cận các đài thận khi dùng với vỏ máy soi thận qua da. 

blank
Hình 8: máy soi thận bàng quang kỹ thuật số. (Digital Cystonephroscope)

3. Chỉ định soi bàng quang

 3.1. Chỉ định chẩn đoán trong các trường hợp:

  • Các bất thường giải phẫu và cấu trúc đường tiểu dưới (hẹp niệu đạo, sỏi niệu đạo, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang, dị vật trong bàng quang).
  • Chẩn đoán nguyên nhân tiểu máu.
  • Tiểu không kiểm soát.
  • Khảo sát sự xâm lấn vùng chậu đối với bàng quang, niệu quản.
  • Rò bàng quang âm đạo hoặc rò bàng quang đường tiêu hóa.
  • Nghi ngờ bướu bàng quang, bướu niệu mạc đường tiểu trên.
  • Theo dõi sau cắt đốt bướu bàng thể nông.
  • Bàng quang thần kinh.
  • Đánh giá tình trạng bàng quang trước phẫu thuật tạo hình làm rộng bàng quang.

3.2. Soi bàng quang để điều trị

  • Lấy dị vật trong bàng quang (rút sonde JJ, sỏi nhỏ…)
  • Sinh thiết bướu bàng quang.
  • Điều trị bướu bàng quang thể nông.
  • Cắt tuyến tiền liệt qua nội soi.