Hẹp niệu đạo (Urethral stricture) là tình trạng có một sẹo xơ ở bên trong hoặc xung quanh niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu thường gặp sau chấn thương, viêm hoặc nhiễm khuẩn. Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ cổ bàng quang đến lỗ sáo của dương vật. Ở nam giới khỏe mạnh, niệu đạo là đủ rộng cho nước tiểu chảy tự do qua nó.
Về giải phẫu, niệu đạo chia làm 3 đoạn: Niệu đạo tuyến tiền liệt, niệu đạo màng, niệu đạo xốp (gồm niệu đạo hành và niệu đạo dương vật).
Về phương diện phẫu thuật niệu đạo được chia thành 2 đoạn: Niệu đạo trước dài 12-15cm được vật xốp bao bọc, gồm phần cố định (niệu đạo hành), phần di động ( niệu đạo dương vật ). Niệu đạo sau: niệu đạo màng dài 1.5-2cm đi qua cân đáy chậu có cơ thắt vân bọc quanh, niệu đạo tiền liệt tuyến đi qua đoạn tiền liệt tuyến dài 3 cm.
Đường kính niệu đạo 4-6mm khi nong giãn rộng 8-10 mm.
Nguyên nhân hẹp niệu đạo của nam giới
1. Hẹp niệu đạo do di chứng của chấn thương
- Hẹp niệu đạo trước do đứt niệu đạo
- Hẹp niệu đạo sau thường do vỡ xương chậu đứt niệu đạo màng, niệu đạo tuyến tiền liệt
2. Viêm nhiễm:
- Thường do lậu cầu khuẩn.
- Viêm nhiễm từ niêm mạc niệu đạo các ổ tuyến Littre lan ra từ nang Morgagni gây xơ sẹo chit hẹp niệu đạo nhiều chỗ: niệu đạo trước, niệu đạo màng
- Hẹp niệu đạo do lao từ những tổn thương từ thận, bàng quang lan tới tiền liệt tuyến, niệu đạo hành.
- Do nhiễm khuẩn bao quy đầu bị chít hẹp và thường lây qua giao hợp.
- Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm chủ yếu từ ngược chiều, nguyên nhân từ ngoài vào.
3. Do điều trị:
- Sau sonde tiểu
- Thông bàng quang nhiều lần do u xơ tiền liệt tuyến
- Sau khi lấy sỏi niệu đạo
- Hẹp niệu đạo tiền liệt tuyến sau cắt đốt nội soi
4. Hẹp niệu đạo bẩm sinh:
- Gặp ở trẻ em, người trẻ do van niệu đạo sau
Tổn thương giải phẫu bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới
1. Hẹp do chấn thương
- Hẹp niệu đạo trước: khu trú ở niệu đạo tầng sinh môn-niệu đạo hành, niêm mạc xơ hóa vì giập nát thấm nước tiểu hoàn toàn hay không hoàn toàn
- Hẹp niệu đạo sau : khu trú ở niệu đạo màng, niệu đạo tiền liệt tuyến
2. Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm:
- Lậu cầu: nhiều mức độ, nhiều chỗ, hẹp hình chuỗi.
- Lao: niệu đạo hành-tiền liệt tuyến thành từng đám cứng, co rúm long niệu đạo
3. Thương tổn do hẹp niệu đạo
- Niệu đạo hẹp gây xơ, dính bao gồm các dải xơ và collagen. Các dải xơ lan đến xung quanh vật xốp gây xơ hóa vật xốp.
- Sự xơ hóa này làm cản trở dòng nước tiểu gây dãn niệu đạo đoạn gần và ống tuyến tiền liệt.
- Từ đó gây các biến chứng: viêm tiền liệt tuyến, phì đại cơ bàng quang, tăng thể tích nước tiểu ứ đọng, trào ngược bàng quang niệu quản, thận ứ nước, suy thận.
Triệu chứng lâm sàng hẹp niệu đạo ở nam giới
- Triệu chứng chính là tiểu khó: tia nước tiểu yếu dần, nhỏ giọt, tiểu phải rặn, tiểu không hết.
- Bí tiểu: sỏi kẹt, chit hẹp hoàn toàn niệu đạo hay bội nhiễm.
- Dò nước tiểu.
- Tiền căn: có viêm nhiễm đường niệu, chấn thương, vết thương niệu đạo
- Khám lâm sàng: Có thể phát hiện được vị trí chỗ hẹp, mức độ hẹp. Cầu bàng quang nếu ứ đọng nước tiểu mạn tính.
Chẩn đoán cận lâm sàng hẹp niệu đạo ở nam giới
- Chụp niệu đạo-bàng quang ngược dòng hay cả 2 chiều xác định: vị trí và mức độ hẹp, lỗ dò hay túi thừa, sỏi bàng quang, bàng quang chống đối, cột hõm, túi thừa.
- Siêu âm.
- Soi niệu đạo bằng ống soi mềm.
- Niệu dòng đồ : tốc độ dòng tiểu < 10ml/s ( bình thường 20ml/s)
- Tổng phân tích nước tiểu: có bạch cầu, vi trùng trong nước tiểu trong viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến,…
Chẩn đoán phân biệt bệnh lý hẹp niệu đạo ở nam giới
1. Hẹp cổ bàng quang:
viêm xơ cổ bàng quang sau mổ tiền liệt tuyến
- Nong niệu đạo que nong dừng ở cổ bàng quang.
- UCR: không thấy chổ hẹp, thuốc cản quang không vào bàng quang.
2. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt:
Tiểu khó, TR: tuyến tiền liệt to.
3. Hẹp niệu đạo do van:
- Bệnh từ nhỏ
- Thông bàng quang-niệu đạo dễ dàng.
- UCR: phát hiện van.
- Soi niệu đạo: thấy van.
- Điều trị: cắt đốt nội soi van.
Biến chứng của hẹp niệu đạo ở nam giới
- Nhiễm trùng tiểu: viêm tuyến tiền liệt mạn, viêm bàng quang.
- Túi thừa, dò niệu đạo ra da.
- Abscess quanh niệu đạo.
- Sỏi bàng quang.
- Ung thư niệu đạo.
Điều trị hẹp niệu đạo nam giới
1. Nguyên tắc:
Nếu hẹp niệu đạo có viêm nhiễm gây abscess, rò nước tiểu, bí tiểu cấp:
- Mở bàng quang để dẫn lưu nước tiểu
- Điều trị hết viêm nhiễm bằng kháng sinh ( theo kháng sinh đồ )
2. Các phương pháp điều trị hẹp niệu đạo
– Nong niệu đạo hẹp
a. Chỉ định:
- Thăm dò trong hẹp niệu đạo
- Điều trị hẹp niệu đạo do xơ hóa
b. Nguyên tắc:
- Nong từ số nhỏ đến số lớn, dùng que nong 20 Fr đầu tiên, không nên nong que nhỏ hơn có thể làm chấn thương niệu đạo. Nếu que 20Fr thất bại thì dung filiform và follower.
- Nong định kỳ nhiều lần.
- Mỗi lần nong chỉ nên dùng 3 số.
- Không làm chảy máu khi nong.
c. Nong bằng Beniqué:
d. Nong bằng Filiform và follower ( thông Philips)
Filiform làm bằng nhựa dẻo, kích thước 3-6 Fr, một đầu có bắt răng để vặn chắc vào follower.
Follower làm bằng kim loại , 8-30Fr, đặc hoặc rỗng (có thể lấy nước tiểu nếu BN bì tiểu)
Kỹ thuật:
- Bơm gel vào long niệu đạo
- Đặt filiform, vừa đặt vừa xoay thông. Nếu thất bại, đặt them 1 hoặc 2 filiform nữa
- KHi có 1 filiform qua được chỗ hẹp, vặn đuôi filiform theo chiều kim đồng hồ vào 1 đầu follower
e. Nong niệu đạo bằng bóng hoặc que nong mềm
– Nội soi cắt phía trong niệu đạo
- Cắt ở vị trí 12h, lưu sonde niệu đạo từ 7-10 ngày.
- Tỉ lệ thành công thấp khoảng 30-35% (Panadoro-1996), tuy nhiên nếu đoạn hẹp ỏ niệu đạo hành <1.5cm và sẹo xơ không dày thì tỉ lệ thành công có thể lên tới 74%
- Ngày nay, sử dụng dao cắt Laser với CO2, Argon, YAG, Ho:YAG… Ưu điểm của dao cắt bằng Laser là chỉ làm bốc hơi mô sẹo, không phá hủy các mô khác xung quanh, không hấp thu nước.
– Phẫu thuật trong hẹp niệu đạo ở nan giới
a. Hẹp niệu đạo trước:
- Nối tận-tận theo Marion: cắt đoạn hẹp, nối tận tận, dẫn lưu niệu đạo trước chỗ nối. Đoạn hẹp phải 1.5-2cm để chỗ nối không quá căng. ( có thể cắt nối trên đoạn hẹp 3- 4cm)
- Tái tạo niệu đạo bằng mảnh ghép.
b. Hẹp niệu đạo sau:
- Nối tận-tận theo Marion
- Phương pháp luồn niệu đạo Solovov-Badenoch
- Phương pháp 2 thì Turner Warwich
- Thì 1: cuốn lộn da bìu thành ống niệu đạo nối với niệu đạo tiền liêt tuyến.
- Thì 2: đóng 2 đầu niệu đạo.
Hẹp lỗ sáo
Lổ sáo hẹp ở trẻ sơ sinh không cần điều trị gì trừ khi có kèm theo dị tật bẩm sinh khác hay gây tiểu khó, nhiễm trùng tiểu. Khi xảy ra ơ đứa bé trai gây triệu chứng lâm sang ( dòng nước tiểu nhỏ, phải rặn) thì cần phải xẻ miệng niệu đạo ở mặt bụng với tê tại chỗ.
Ở người lớn, miệng niệu đạo hẹp thường là do viêm nhiễm với vi trùng đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Xẻ miệng niệu đạo ở mặt bụng cũng được thực hiện tương tự. Tuy nhiên cần khâu kín để cầm máu ( 3 mũi ), que nong giúp miệng niệu đạo luôn mở. Có thể xẻ miệng niệu đạo ở mặt lưng theo kiểu Y-V.
Xem thêm cùng chủ đề: